Viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền
Viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền
Viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền là thoái hoá khớp và đau nhức các khớp không có nóng, đỏ YHCT gọi chung là chứng tý. Theo lý luận của YHCT do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các tà khí: phong, hàn, thấp nhiệt xâm phạm vào cân cơ, xương khớp, kinh lạc làm cho sự vận hành của khí huyết bị bế tắc gây các chứng: sưng, nóng, đỏ đau các khớp. Do tuổi già can thận hư yếu hoặc bị bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút dẫn đến can thận bị hư. Thận hư không chủ được cốt tuỷ, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân cơ làm cho xương khớp bị thoái hoá, biến dạng, cơ bị teo, khớp bị dính…Vì vậy theo quan điểm của YHCT khi chữa các bệnh khớp, các phương pháp đều nhằm lưu thông khí huyết ở cân cơ, xương khớp và đưa tà khí (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài, bồi bổ can thận để chống tái phát và chống thoái hoá, biến dạng, teo cơ, cứng khớp nhằm phục hồi chức năng bình thường của khớp. Cùng thetamtruvietnam.com tìm hiểu về triệu chứng viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền thể không có nóng đỏ.
Viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền triệu chứng và bài thuốc chữa trị
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền thể không có nóng đỏ:
Viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền gọi là phong, hàn, thấp tý.
Triệu chứng chung là đau mỏi các khớp, trời mưa lạnh ẩm đau tăng hoặc tái phát, bệnh kéo dài mạn tính. Trên thực tế lâm sàng còn căn cứ vào các triệu chứng thiên về phong hay thiên về hàn hoặc thiên về thấp mà phân ra các thể:
- Phong tý ( còn gọi là hành tý)
- Hàn tý ( còn gọi là thống tý)
- Thấp tý (còn gọi là trước tý).
Khi chữa bệnh, Pháp điều trị chung là : khu phong, tán hàn, trừ thấp, mặt khác cần căn cứ vào sự thiên lệch về phong, về hàn hay thấp là chính để lựa chọn vị thuốc và huyệt vị châm cứu cho phù hợp. Khi chữa bệnh cần phân biệt bệnh mới mắc hay đã tái phát nhiều lần để đề ra pháp điều trị cho thích hợp. Nếu mới mắc bệnh thì lấy trừ tà là chính, nếu mắc bệnh lâu ngày thì phải kết hợp vừa phù chính (bổ can thận, bổ khí huyết) vừa trừ tà để tránh tái phát và đề phòng biến chứng sau này.
1. Viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền thể phong tý ( còn gọi là hành tý):
Nguyên nhân do phong là chính, hàn, thấp là phụ.
- Triệu chứng : Đau di chuyển nhiều khớp, sợ gió, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực hàn
- Pháp điều trị: Khu phong là chính, tán hàn trừ thấp là phụ, hoạt huyết hành khí.
- Kê đơn theo đối pháp lập phương: 5 vị thuôc khu phong, 3 vị thuốc tán hàn, 2 vị thuốc hoạt huyết, 1 vị thuốc hành khí, 2 vị thuốc điều hòa.
- Bài thuốc cổ phương viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền.
Bài 1: Bài thuốc nghiệm phương
Thổ phục linh | 16g | Bạch chỉ | 08g | Ké đầu ngựa | 16g |
Tỳ giải | 12g | Hy thiêm thảo | 16g | Ý dĩ nhân | 12g |
Uy linh tiên | 12g | Trần bì | 08g | Quế chi | 08g |
Cam thảo | 08g |
Sắc uống ngày 01 thang, uống từ 10-15 thang một liệu trình
Bài 2: Bài thuốc cổ phương : Phòng phong thang gia giảm
Phòng phong | 12g | Phục linh | 12g | Khương họat | 12g |
Bạch thược | 12g | Tần giao | 08g | Đương quy | 12g |
Quế chi | 08g | Cam thảo | 06g | Ma hoàng | 08g |
Sắc uống ngày 01 thang, uống từ 10-15 thang một liệu trình
- Châm cứu :
+ Toàn thân châm huyệt: Hợp cốc, Phong trì, Phong môn, Huyết hải, Túc tam lý.
+ Tại chỗ: Châm các huyệt tại các khớp sưng đau và vùng lân cận khớp đau.
+ Châm loa tai : Châm vào vùng tương ứng với khớp đau.
2. Thể hàn tý của viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền: (còn gọi là thống tý)
Nguyên nhân do hàn là chính, phong, thấp là phụ.
- Triệu chứng :
Đau dữ đội ở một khớp, trời lạnh đau tăng, chườm nóng đỡ đau, sợ lạnh, tay chân lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch huyền khẩn.
- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực hàn
- Pháp điều trị: Tán hàn là chính, khu phong trừ thấp là phụ, hành khí hoạt huyết.
- Kê đơn theo đối pháp lập phương: 5 vị thuốc tán hàn, 4 vị thuốc khu phong trừ thấp, 2 vị thuốc hoạt huyết, 1 vị thuốc hành khí, 2 vị thuốc điều hòa.
- Bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền:
Bài 1: Bài thuốc nghiêm phương
Quế chi | 08g | Ý dĩ | 12g | Sinh khương | 08g |
Thương truật | 10g | Bạch chỉ | 10g | Xuyên khung | 08g |
Thiên niên kiện | 10g | Ngưu tất | 08g | Uy linh tiên | 10g |
Hương phụ | 10g |
Sắc uống ngày 01 thang, uống từ 10-15 thang một liệu trình.
Bài 2 : Bài thuốc cổ phương : Ô đầu thang gia giảm.
Sắc uống ngày 01 thang, uống từ 10-15 thang một liệu trình.
- Châm cứu :
Cứu các huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Túc tam lý, Tam âm giao. Kết hợp châm bổ các huyệt tại chỗ và lân cận các khớp đau.
3. Thể thấp tý( còn gọi là trước tý)
Trước có nghĩa là kéo xuống.
Nguyên nhân do thấp là chính, phong, hàn là phụ.
- Triệu chứng :
Các khớp nhức mỏi, đau các cơ, vận động khó kèm theo tê bì, nhạt miệng, rêu lưỡi trắng dính, mạch nhu hoãn.
- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực hàn
- Pháp điều trị:
Trừ thấp là chính, tán hàn khu phong là phụ, hành khí, hoạt huyết.
- Kê đơn theo đối pháp lập phương: 5 vị thuốc khu phong trừ thấp, 2 vị thuốc tán hàn, 2 vị thuôc hoạt huyết, 1 vị thuốc hành khí, 2 vị thuốc điều hòa.
- Bài thuốc :
Bài 1: Bài thuốc nghiệm phương :
Ý dĩ | 16g | Bạch chỉ | 06g | Tỳ giải | 16g |
Rễ cỏ xước | 12g | Ngũ gia bì | 12g | Xuyên khung | 12g |
Rễ cây lá lốt | 08g | Đan sâm | 12g | Quế chi | 06g |
Trần bì | 06g |
Sắc uống ngày 01 thang, uống từ 10-15 thang một liệu trình.
Bài 2: Bài thuốc cổ phương: Ý dĩ nhân thang gia giảm:
Ý dĩ | 16g | Thương truật | 12g | Ma hoàng | 08g |
Ô dược | 08g | Quế chi | 08g | Hoàng kỳ | 12g |
Khương hoạt | 08g | Cam thảo | 06g | Độc hoạt | 08g |
Đảng sâm | 12g | Phòng phong | 08g | Xuyên khung | 08g |
Ngưu tất | 08g |
Sắc uống ngày 01 thang, uống từ 10-15 thang một liệu trình.
- Châm cứu :
Túc tam lý, Tam âm giao, Tỳ du, Thái khê, Huyết hải. Kết hợp châm các huyệt tại các khớp đau và vùng lân cận khớp đau.
Nếu bệnh đã mắc lâu ngày nên dùng phương pháp công bổ kiêm trị, ngoài ra tuỳ vị trí các khớp đau mà lựa chọn các vị thuốc hoặc bài thuốc cho thích hợp. Ví dụ nếu khớp vùng lưng, vai, cánh tay sưng đau thì phương pháp chữa là Bổ khí huyết, khu phong trừ thấp tán hàn, bài thuốc điển hình là Quyên tý thang ( Khương hoạt 8g, Phòng phong 8g, Xích thược 12g, Khương hoàng 12g, Hoàng kỳ 12g, Đương quy 8g, Cam thảo 6g, Sinh khương 4g, Đại táo 12g). Nếu các khớp từ thắt lưng trở xuống chân sưng đau thì phương pháp chữa là bổ can thận, khu phong, tán hàn, trừ thấp, bài thuốc điển hình là Độc hoạt ký sinh thang (Độc hoạt 8g, Phòng phong 8g, Tang ký sinh 12g, Tế tân 8g, Tần giao 8g, Ngưu tất 8g, Đỗ trọng 8g, Đương uy 12g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 8g, Sinh địa 12g, Đảng sâm 12g, Phục linh 8g, Cam thảo 6g, Quế tâm 4g). Hoặc bài Tam lý thang, chính là bài Độc hoạt ký sinh thang bỏ Tang ký sinh gia Hoàng kỳ 12g, Tục đoạn 12g, bài này có tác dụng bổ can thận bổ khí huyết mạnh hơn. Và để sắc thuốc an toàn, đảm bảo và đúng cách, bận nên chuẩn bị một ấm sắc thuốc nam của Công ty CPĐT Tuấn Tú website maynhabep.com cung cấp ra thị trường.